Kè bạc là một loài cây được du nhập từ nước ngoài vào nước ta trong những năm gần đây. Với vẻ đẹp sang trọng cùng sự phóng khoáng, kè bạc sẽ giúp tạo điểm nhấn riêng cho khu vườn. Vậy cây Kè Bạc có những đặc điểm gì? Cách trồng và chăm sóc cây có khó hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về loài cây này nhé!
1. Thông tin chung về cây Kè Bạc
Đặc điểm hình thái
- Cây Kè Bạc có thân cột ngắn, không quá cao. Cuống lá có thể dài lên tới 2 mét và tán lá có kích thước vừa phải.
- Bẹ lá cây Kè Bạc có đặc điểm dài, có quạt lá lớn tỏa tròn và chia thùy ở đỉnh bẹ. Thùy lá dài, nhọn và cứng, có những sợi râu dài mảnh buông rơi xuống, tạo nên hình ảnh rất đẹp, thời gian phát triển của mỗi bẹ lá cũng khá lâu.
- Lá của loại Kè này thường dài và có màu trắng bạc rất hấp dẫn. Mức độ bạc trên lá có thể đa dạng, từ nhiều đến ít tùy thuộc vào từng loại cây cụ thể.
- Cụm hoa của loài này thường đơn tính, xuất phát từ cùng một gốc: hoa đực thường nằm trên bông hình trụ dài có màu nâu đỏ, trong khi hoa cái thường có hình dạng cầu hoặc hình quả cầu với màu xanh hoặc lục.
- Quả của cây Kè thường có kích thước nhỏ, hình cầu, khi còn non thì có màu xanh, sau khi chín thì thường chuyển sang màu nâu đen và trở nên khô hóa.
Đặc điểm sinh thái
- Cây Kè Bạc được biết đến với tốc độ sinh trưởng chậm cùng tuổi thọ cao, phù hợp với nhiều loại đất và yêu cầu nước trung bình.
- Nó khá chịu hạn và thích ứng tốt với môi trường nghèo dinh dưỡng. Do tốc độ sinh trưởng chậm, cây cần được tưới nước và cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ để phát triển tối ưu.
- Loài cây này thường rất mạnh mẽ và chắc chắn, khó bị gãy đổ. Lá của nó thường rụng rất lâu, do đó việc dọn vệ sinh và quét lá rơi thường ít phải làm.
2. Ý nghĩa với con người
3. Công dụng của cây Kè Bạc
- Sử dụng làm cây cảnh: Kè Bạc thuộc dòng cây bóng mát ,có hình dáng lạ và đẹp từ thân, dáng cây cho đến lá, quả. Ngoài ra màu lá màu bạc còn đem đến một không gian ngoại thất một chút mát lạnh, độc đáo. Hiện nay cây đang rất được ưa chuộng trồng ở nhiều nơi, nhiều công trình lớn. Những khu vực được trồng phổ biến như biệt thự sân vườn, công viên, khu đô thị, khách sạn,…
- Cây Kè Bạc công trình được dùng làm cây bóng mát: Kè bạc có tán lá rất rộng. Vì vậy sự xuất hiện của cây khi được trồng đơn lẻ hoặc thành cụm tại những khu vực trung tâm sẽ giúp tạo bóng mát, che nắng rất tốt. Đem đến cho không gian, cảnh quan cảm giác xanh mát, dễ chịu.
- Kè bạc mang đến rất nhiều lợi ích và ý nghĩa cho cuộc sống của con người. Chúng làm nổi bật cho những công trình, cũng góp phần làm đẹp cho những thiết kế cảnh quan khác nhau. Những cây Kè Bạc có kích thước nhỏ có thể đặt ở trong chậu để trang trí nhiều không gian. Ví dụ như phòng khách hay những đại sảnh của khu trung tâm, khách sạn sang trọng,…
- Cây giúp thanh lọc không khí: Kè bạc cũng có tác dụng vô cùng tuyệt vời giống như nhiều loại cây xanh khác. Đó là khả năng thanh lọc không khí cũng như lọc bụi bẩn. Đem đến một không khí vô cùng trong lành, mát mẻ.
4. Cách trồng và chăm sóc cây Kè Bạc
Cách trồng
Kè Bạc được đánh giá là một loài cây mang một sức sống vô cùng mạnh mẽ. Cây phát triển ở mức độ từ chậm đến trung bình và đặc biệt là tuổi thọ khá cao. Cây Kè Bạc có thể sống và phát triển tốt trên mọi loại đất cũng như khả năng chống hạn cực tốt.
Chọn đất và mật độ trồng cây
Cây Kè Bạc là loại cây trồng được trên nhiều loại đất khác nhau mà vẫn có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên nếu cây được trồng trên nền đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng thì sẽ còn phát triển nhanh hơn rất nhiều. Loại đất phù hợp nhất là vùng đất thịt có lẫn cát pha. Điều này sẽ giúp việc thoát nước tốt hơn. Ngoài ra cũng có thể trộn thêm phân hữu cơ, phân bò, trùn quế, phân rác xanh đã hoai mục với đất trồng. Cách làm này sẽ tạo độ ẩm thường xuyên cho phần rễ cây. Vị trí tốt nhất nên đặt cây Kè Bạc đó là những nơi đón nhiều ánh nắng tự nhiên từ mặt trời. Đất là nơi có khả năng thoát nước tốt, để tránh tình trạng ứ đọng nước gây thối rễ.
Nếu bạn muốn trồng cây vào trong chậu thì tốt nhất nên trộn đất với tỉ lệ một phần chất khoáng, một phần than bùn cùng một phần đất chậu. Đặc biệt nên nhớ chậu đựng cây phải có một lỗ để thoát nước.
Nếu cây được trồng với mật độ nhiều, tốt nhất nên để mỗi cây cách nhau khoảng 5m. Bởi sau này khi đến giai đoạn trưởng thành kè bạc sẽ có những tán lá khá rộng.
Kỹ thuật trồng cây
Kè bạc rất yếu và dễ mất sức sau khi bứng cây con. Chính vì vậy ngay sau khi bứng cây cần được trồng ngay xuống đất để bộ rễ nhanh chóng được tiếp xúc với đất. Việc này sẽ giúp bảo vệ bộ rễ của cây tránh bị dập và hư hỏng. Quá trình bứng cây con ra bạn cần dùng những dụng cụ chuyên dùng. Điều này giúp đảm bảo thao tác được chuẩn và nhanh hơn.
Bạn cũng có thể dễ dàng tìm mau cây con đã được bứng sẵn tại những vườn bán cây cảnh,… Chú ý nên lựa chọn những cây khỏe mạnh không bị gãy, dập hoặc sâu bệnh.
Các chăm sóc
Ngoài việc chọn cây giống, đất cũng như cách trồng thì quá trình chăm sóc cây trong khoảng thời gian sau cũng rất quan trọng.
- Tưới nước: Trong khoảng thời gian đầu khi mới trồng, cây cần được cung cấp một lượng nước đầy đủ. Hàng tuần, bạn cần tưới nước cho cây theo định kỳ khoảng 3 – 4 lần một tuần. Mỗi lần tưới cần đảm bảo nước tưới đẫm đất. Chú ý là không được tưới nước vào khoảng thời gian buổi trưa khi mà trời đang nắng to. Thời điểm tưới phù hợp nhất sẽ là vào buổi sáng sớm hoặc đến tầm chiều tối.
- Bón phân: Khi mới trồng cây, đất đã được trộn phân hữu cơ nên cây có thể nhận được rất nhiều chất dinh dưỡng từ sớm. Khoảng 2 – 3 tháng sau bạn mới cần bón phân cho cây một lần nữa. Lúc này chiều cây sẽ khoảng 50cm. Việc bón phân vào thời điểm này sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Bạn có thể dùng phân bón là phân chuồng đã hoai mục, phân xanh hoặc phân trùn quế, rác mục,…
- Phòng ngừa sâu bệnh: Cây Kè Bạc được biết đến như một loại cây rất khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Tuy nhiên chúng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh như những loại cây khác. Đó có thể là sâu cuốn lá, bọ nẹt hoặc rầy, đôi khi cây cũng bị tấn công bởi nhiều loài nhện. Nếu phát hiện ra những mầm gây bệnh cho cây bạn cần tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc sẽ được pha loãng ra nước và phun trực tiếp lên thân, lá cây.
5. Báo giá cây Kè Bạc
Hiện nay, thị trường có nhiều địa điểm bán cây Kè Bạc giống với giá cả dao động khác nhau tùy thuộc vào từng nơi. Để tìm mức giá cây Kè Bạc hợp lý và địa điểm uy tín, bạn có thể tham khảo qua các cửa hàng hoặc trang web chuyên về cây cảnh uy tín. Cũng có thể tìm hiểu từ các đánh giá, phản hồi từ người tiêu dùng trước khi quyết định mua để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả phù hợp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Kè Bạc mà Giống Hoa Đẹp muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức cũng như cách chăm sóc cây đúng cách. Cùng với đó Chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây công trình đa dạng với mức giá phải chăng. Nếu bạn quan tâm đến việc mua hoặc cần tư vấn thêm về cây, xin liên hệ cho chúng tôi ngay để có thể sở hữu cây phục vụ nhu cầu của bạn.
Xem thêm: Cây xà cừ – Cây bóng mát và lấy gỗ đô thị đường phố
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cỏ mặt trời – Giống Hoa Đẹp
Cỏ Lan Chi – Giống Hoa Đẹp
Cỏ Nhung Nhật Bản – Giống Hoa Đẹp
Cây Địa Lan – Giống Hoa Đẹp
Cây Thanh Tú – Giống Hoa Đẹp
Cây lan ý mỹ
Cây dạ yến thảo – Giống Hoa Đẹp
Hoa Thúy Điệp – Cách trồng và chăm sóc