Những giàn bầu nặng trĩu quả, quả to lại còn nhiều trên mạng mà bạn vô tình nhìn thấy hay lướt qua. Bạn có tự hỏi sao họ có thể làm được điều đó? Đừng thắc mắc nữa vì chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những kỹ thuật trồng thật chi tiết để cây bầu của bạn được như mong muốn. Hãy cùng xem!!!
Thông tin chung
Nguồn gốc của cây bầu
Cây bầu còn được biết tên với cái tên khoa học là Lagenaria siceraria (Molina) Standl, có nguồn gốc từ Ấn độ và Châu Phi. Hiện nay bầu được trồng nhiều và phổ biến khắp các nước nhiệt đới trên thế giới.
Đặc điểm của bầu
Bầu thuộc cây thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, cây có phủ nhiều lớp lông màu trắng mềm mại. Lá bầu thường có hình tim lớn, xẻ thuỳ rộng, xung quanh lá sẽ có những lông tơ màu trắng.
Rễ cây có sức phát triển mạnh, thường lan rộng, sinh sản ra nhiều những rễ bất định ở đốt. Hoa màu trắng được thụ phấn nhờ côn trùng và gió, kích thước của cuống khoảng 20cm. Quả màu có nhiều hình dáng khác nhau tuỳ vào loại cây, thông thường sẽ có màu xanh lợt, hạt trắng, khi già vỏ sẽ thành vỏ gỗ.
Thời gian trồng bầu rất linh hoạt, có thể được trồng quanh năm, và thường đạt năng suất cao hơn vào mùa nắng. Thời điểm được coi là thích hợp để trồng là khoảng từ tháng 11 đến tháng 1 (dương lịch).
Bên cạnh đó, cách trồng và chăm sóc bầu cũng rất đơn giản. Bầu có khả năng phân nhánh lớn, vì vậy để bầu có thể phát triển tốt và cho ra quả nhiều và to thì người chăm sóc nên thực hiện việc ngắt ngọn và bắt giàn cho bầu.
Hiện nay, công nghệ phát triển đem đến cho người tiêu dùng rất nhiều loại bầu như bầu trắng, bầu thúng, bầu hồ lô và bầu sao. Thông thường, bầu sao là loại bầu được trồng nhiều ở phía Bắc, nơi có khí hậu và đất đai phù hợp để cây phát triển tốt, đồng thời đem đến vượt trội cho người nông dân.
Công dụng của quả bầu
Thuốc chữa bệnh
Bầu thường được dùng để làm nguyên liệu cho những món ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, cây bầu là phương thuốc chữa nhiều bệnh ngày nay. Ngoài ra, những trái bầu già và khô thường được làm bình rượu hay làm vật trang trí đẹp mắt.
Trong họ bầu bí thì bầu được đánh giá là có tỷ lệ chất dinh dưỡng kém hơn hẳn với so những cây khác. Tuy nhiên, ruột bên trong của bầu có vị non ngọt được đông y rất chú trọng và sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường, nóng gan, giúp giải nhiệt cho cơ thể.
Ngoài ruột thì hạt và hoa bầu cũng quan trọng không kém trong việc làm thuốc để chữa nhiều bệnh.
Trang trí
Đối với vỏ quả bầu khi già sẽ rất cứng nên thường sẽ được người nhiều dùng làm chai để đựng rượu, tạo cảm giác mới khi uống rượu, đồng thời vỏ bầu còn được chế tạo thành những đồ gia dụng nhằm phục vụ nhu cầu hàng ngày.
Nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ
Trong cây bầu được nghiên cứu là chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ của con người.
Bầu được dùng để nấu canh chung với tôm, hay luộc và xào tuỳ vào sở thích của từng người. Bên cạnh những lá non của bầu cũng được tận dụng để nấu canh tạo ra vị ngọt đậm đà trên đầu môi, vừa bổ dưỡng vừa thơm ngon.
Nhiều người vẫn có thói quen bỏ đi hạt và ruột bầu khi nấu ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng đã cho rằng đối với bầu non sẽ chứa rất nhiều chất vitamin, chất xơ và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ngoài ra hạt bầu còn có công dụng trị giun và giảm đau đầu. Chính vì vậy, bạn chỉ nên bỏ hạt và rượu bầu khi là cây bầu già còn non thì nên tận dụng để tốt cho sức khoẻ hơn.
Những điều cần chú ý khi trồng cây bầu
Thời gian
Bầu cho trái quanh năm nhưng thời điểm cho năng suất cao nhất là từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Vì vậy, bạn nên chú ý khoảng thời gian để đảm bảo điều kiện thời tiết thích hợp để cây cho ra sản lượng và năng suất cao nhất.
Đất trồng
Bầu rất dễ chăm sóc và phát triển tốt trên nhiều loại đất. Nhưng theo nghiên cứu thì để cây có thể cho ra những trái to và nặng thì loại đất thích hợp và tốt nhất vẫn là loại đất phì nhiêu và tơi xốp, có độ pH khoảng 6 -7 như là đất phù sa và đất mùn.
Đối với những cây bầu được trồng ở vườn nhà, bạn có thể bổ sung cho đất những chất dinh dưỡng cần thiết bằng việc pha trộn thêm xơ dừa, vỏ trấu cùng với một ít phân động vật.
Thời gian trồng và mật độ cây
Thời gian trồng: Bầu thời thích và phát triển tốt ở khoảng thời gian từ tháng 11 đến đầu tháng 1. Đây là khoảng thời gian có thời tiết, không khí mát mẻ, mưa nhiều. Do đó, với điều kiện kiện thuận lợi và thích hợp như thế những cây bầu sẽ nhanh chóng phát triển và cho ra những quả to và sai sau khoảng 75 ngày kể từ ngày trồng.
Mật độ cây phù hợp: Nên chia đất thành từng hốc, mỗi hốc có kích thích là 50x50x30, khoảng cách mỗi hốc phải đảm bảo ít nhất là 1m. Số lượng hạt bầu mỗi hốc sẽ khoảng từ 3-4 hạt bầu. Với mật độ này sẽ đảm bảo cây phát triển đồng đều và phát triển nhanh.
Kỹ thuật trồng bầu cho ra quả sai và to
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng và hạt trống.
Hạt giống có thể được mua ở bất cứ đâu như chợ, siêu thị, sau khi đã có hạt bạn thực hiện việc ngâm hạt khoảng 10-12 giờ cho hạt nở, tiếp theo bạn cho hạt ra một cách khăn ẩm và ủ hạt chôn xuống cát nóng khoảng 4-5 ngày, khi hạt nảy mầm là bạn đã hoàn thành tốt phần hạt giống rồi.
Chuẩn bị đất mịn, tơi xốp và đảm bảo các dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển, sau đó bạn thực hiện gieo hạt vào luống, khi nào hạt phát triển thành cây con có 2 lá cứng cáp rồi thì bạn có thể đem đi trồng.
Bước 2: Tưới nước
Thời gian tưới nước thích hợp khi trong giai đoạn cây non mới phát triển là 1-2 lần/ ngày và phải chú ý độ ẩm luôn đảm bảo để cây phát triển tốt. Trong giai đoạn khoảng 1 tháng sau, khi cây bắt đầu chu kỳ leo giàn bạn cũng đảm bảo tưới nước hàng ngày một cách hợp lý.
Bước 3: Giai đoạn cây ra hoa và ra quả
Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng của cây bầu, vì thế bạn nên tưới thêm phân để đốc thúc cây phát triển và có sức đủ nuôi trái, tưới khoảng 1 lần trong vòng 7-10 ngày, và sẽ tăng đều đặn theo sự phát triển của cây.
Bên cạnh đó, khi quả bầu đã đạt đến kích thước khoảng 1m thì lượng tiêu thụ chất dinh dưỡng trong đất là rất nhớ, chính vì thế bạn nên cho thêm đất và bổ sung các chất dinh dưỡng để cây phát triển tươi tốt, trái cũng sinh trưởng to và nhiều hơn.
Trong giai đoạn thu hoạch cây bầu là khoảng từ 75-90 ngày sau khi trồng, bạn nên chú ý loại bỏ các nhánh ở gốc và bấm ngọn cho cây bầu để đảm bảo cây tập trung chất dinh dưỡng để nuôi quả.
Ngoài ra, sâu hại ở bầu rất nhiều, gây hại cho cây như ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), những loại này nên được phát hiện kịp thời để thực hiện việc phun thuốc loại bỏ một cách nhanh và tốt nhất.
Bầu cũng hay thường gặp những loại bệnh gây ảnh hưởng đến nâng suất cây trồng như bệnh khảm do virus, trong mùa khô sẽ xuất hiện bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea, cây dễ bị héo do nấm Rhizoctonia solani.
Do bầu không đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, nên nhiều nông dân không dùng biện pháp là phun thuốc vì gây tốn kém, mà họ thường sẽ nhổ bỏ những cây mắc bệnh hoặc loại bỏ những lá bị hư hại.
Những thông tin bổ ích trên về cây bầu cùng cách trồng và chăm sóc để có được giàn bầu sai trĩu quả như mong muốn, chúng tôi tin rằng bạn hoàn toàn có thể đạt được mong muốn nếu như áp dụng những kỹ thuật như trên. Và cuối cùng, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!!!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cỏ mặt trời – Giống Hoa Đẹp
Cỏ Lan Chi – Giống Hoa Đẹp
Cỏ Nhung Nhật Bản – Giống Hoa Đẹp
Cây Địa Lan – Giống Hoa Đẹp
Cây Thanh Tú – Giống Hoa Đẹp
Cây lan ý mỹ
Cây dạ yến thảo – Giống Hoa Đẹp
Hoa Thúy Điệp – Cách trồng và chăm sóc