[Chia sẻ ] Những điều cần biết về loại cây mùi tàu

Nhắc đến cây mùi tàu người ta sẽ nghe đâu đó hương vị của những bữa ăn truyền thống Việt. Lẫn trong mùi hương đồng gió nội, mùi cay cay của khói bếp những ngày sang Thu, mùi vi đặc trưng của loại gia vị này nhắc nhớ ta về những bữa cơm chiều có gia đình thân thương ở đó.  Tìm hiều về loại cây này giống như ta cho mình thêm một cơ hội để tìm hiểu về giá trị tuyệt vời tựa như một bài thuốc dân gian bí truyền của người Việt.

Cây mùi tàu.
Cây mùi tàu.

Mục Lục

Thông tin về cây mùi tàu

Cây mùi tàu thường xuất hiện rất nhiều từ những bữa cơm dân dã đến thức quà ở những nhà hàng hạng sang. Đôi khi người ta chỉ yêu cái mùi vị cay cay, ấm áp dễ chịu của chúng mà bỏ qua mất việc chúng được sinh ra từ đâu và ý nghĩa thực sự của chúng là gì?

Cây mùi tàu thường xuất hiện rất nhiều từ những bữa cơm
Cây mùi tàu thường xuất hiện rất nhiều từ những bữa cơm

Xuất xứ

  • Cây mùi tàu hay con được dân gian gọi bằng những cái tên dân dã như ngò rí, hồ tuy, mùi ta, mùi tui, ngổ thơm là giống cây thân thảo sống hằng năm. Ở phương Tây cây được sử dụng với tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán. Cây rau mùi có nguồn gốc bản địa từ phía Tây Nam Á về phía tây Châu Phi.
  • Theo sách y học cổ truyền ghi lại cây mùi tàu có vị cay, hơi đắng, thơm và có tính ấm. Cây có tác dụng thanh nhiệt, kiệ tỳ, hành khi tiêu thủng, chữa được rất nhiều bệnh và hỗ trợ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn.
  • Cây mùi tàu thường mọc tự nhiên ở những vùng hoang dã. Các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Mỹ được xem là nơi xuất xứ của loại cây này. Nhiều nơi trên thế giới còn trồng lá mùi tàu như một loại rau để kinh doanh.
  • Ở Việt Nam, cây mùi tàu mọc hoang ở khắp mọi nơi, phổ biến ở những vùng đất ẩm, mát, đặc biệt là ở các vùng đồi núi. Các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc là những nơi mà cây này được trồng phổ biến nhất.
Cây mùi tàu thường mọc tự nhiên ở những vùng hoang dã.
Cây mùi tàu thường mọc tự nhiên ở những vùng hoang dã.

Đặc điểm về cây mùi tàu

  • Lá mùi tàu, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như ngò gai, mùi gai, ngò tây.
  • Nó thuộc loại rau có tuổi thọ, thường mọc thẳng đứng.
  • Chiều cao trung bình của nó dao động từ 15 đến 25cm.
  • Lá rau thường có hình mác và hình dáng dài. Cạnh lá thường có nhiều gai.
  • Hoa của cây mùi tàu thường màu trắng lục.
  • Quả của nó hình cầu, hơi phẳng, chứa nhiều hạt bên trong để làm giống. Thường khi quả già, chúng tự rụng và lan tỏa để mọc hoang.
  • Toàn bộ cây mùi tàu có mùi thơm do tinh dầu tạo ra.
  • Rau ngò gai mang tính chất ấm, hơi đắng và có mùi thơm đặc trưng.

Công dụng của lá mùi tàu 

Lá mùi tàu trong ẩm thực

Lá mùi tàu thường được sử dụng trong ẩm thực hàng ngày của gia đình Việt để tăng thêm hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn. Nó là một nguyên liệu quen thuộc và không thể thiếu trong các bữa ăn.

Là một nguyên liệu quen thuộc và không thể thiếu trong các bữa ăn.
Là một nguyên liệu quen thuộc và không thể thiếu trong các bữa ăn.

Lá mùi tàu trong y học 

Ngoài vai trò là loại rau, lá mùi tàu còn được sử dụng trong y học dân gian từ lâu. Có nhiều công dụng quý giá cho sức khỏe như:

Chữa cảm cúm:  Lá mùi tàu không chỉ là một loại rau thông thường mà còn được sử dụng hiệu quả trong việc chữa cảm cúm. Đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Truyền thống y học dân gian thường kết hợp lá mùi tàu với các vị thuốc nam khác để tạo thành các phương pháp điều trị cảm cúm có hiệu quả cao. Tính ấm của ngò gai thường được tận dụng trong việc này.

Giúp long đờm: Lá mùi tàu có tác dụng làm long đờm. Dùng nước sắc từ lá ngò gai để uống giúp loại bỏ đờm đặc tồn đọng trong cổ họng.

Điều trị viêm kết mạc: Lá mùi tàu phơi khô và sắc nước từ lá để rửa mắt nhẹ nhàng. Điều này giúp giảm cảm giác nóng rát, đau nhức và sưng mắt do viêm kết mạc.

Trị sỏi thận: Lá ngò gai được sử dụng trong y học dân gian để điều trị sỏi thận hiệu quả và an toàn. Làm sắc từ lá ngò gai, uống theo liều lượng: đun 3 bát, giữ lại 1 bát, uống 3 lần mỗi ngày trước khi ăn. Uống liên tục trong khoảng 7-9 ngày. Đối với sỏi nhỏ, chúng có thể tự tiêu, nhưng sỏi lớn có thể được đào thải ra khỏi cơ thể.

Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ liệu pháp y học nào, nên tìm sự tư vấn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Lá mùi tàu có tác dụng làm long đờm.
Lá mùi tàu có tác dụng làm long đờm.

Tác dụng chữa hôi miệng: Hôi miệng thường gây mất tự tin khi giao tiếp, và có nhiều phương pháp chữa trị. Sử dụng nước ngò gai để súc miệng là một trong những cách hiệu quả. Bạn có thể rửa sạch một ít ngò gai và đun sôi. Thêm vài hạt muối vào nước ngò gai sôi này, khuấy đều và sử dụng để súc miệng. Áp dụng hàng ngày khoảng 3 lần. Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ cảm nhận hơi thở thơm hơn và hôi miệng giảm đi. Để duy trì kết quả tốt nhất, nên duy trì thói quen này.

Rau mùi tàu giúp hạ cholesterol trong máu: Hạt của rau ngò gai chứa nhiều chất xơ, vì vậy người mắc các vấn đề về cao huyết áp hoặc mỡ máu có thể sử dụng nước từ hạt ngò gai để uống. Công dụng của nó là làm sạch và giảm cholesterol trong máu một cách hiệu quả.

Rau mùi tàu giúp hạ cholesterol trong máu
Rau mùi tàu giúp hạ cholesterol trong máu

 

Một số công dụng khác: Ngoài những tác dụng đã đề cập, lá mùi tàu còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:

  • Điều trị chứng đái dầm ở trẻ em.
  • Chữa các vấn đề về da như mụn bọc, mụn trứng cá.
  • Bài thuốc giúp giảm đau bụng, điều trị tiêu chảy.
  • Trị nám da và cân bằng đường huyết.
Chữa các vấn đề về da như mụn bọc, mụn trứng cá.
Chữa các vấn đề về da như mụn bọc, mụn trứng cá.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, việc tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của bạn.

Các lưu ý quan trọng khi sử dụng lá mùi tàu

Lá mùi tàu không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực hàng ngày mà còn có tính chất dược liệu điều trị nhiều bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, để tránh các tác động không mong muốn khi sử dụng, cần lưu ý những điều sau:

  • Phụ nữ mang thai, người mắc các vấn đề về gan, hen phế quản, hoặc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế sử dụng lá mùi tàu.
  • Người đau dạ dày nên tránh ăn lá tươi của ngò gai.
  • Người mắc hen phế quản hoặc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính cũng nên hạn chế sử dụng rau mùi tàu.
  • Những người có da mỏng có thể gặp phải kích ứng nếu tiếp xúc trực tiếp với lá ngò gai.
  • Không nên ăn chung với thịt lợn để tránh tình trạng khó tiêu và đầy bụng.
  • Tránh kết hợp với nội tạng của động vật vì có thể tạo ra ion đồng và sắt khi phối hợp với ngò gai, làm giảm dưỡng chất trong thức ăn và có thể gây nguy hiểm.
Người đau dạ dày nên tránh ăn lá tươi của ngò gai.
Người đau dạ dày nên tránh ăn lá tươi của ngò gai.

Bài viết này Giống Hoa Đẹp đã tập hợp và chọn lọc các thông tin về các công dụng của lá mùi tàu để cung cấp cho bạn đọc tham khảo. Mặc dù lá mùi tàu mang lại nhiều lợi ích trong điều trị bệnh, nhưng cũng cần lưu ý để tránh các tác động không mong muốn khi sử dụng.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây bầu sai quả và tác dụng đặc biệt của bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *