Cây Táo Mèo: Cách trồng và tác dụng của đặc sản tây bắc

Tao-meo-co-y-nghia-trong-linh-vuc-lam-dep

Cây Táo Mèo quả thực là loài cây chẳng mấy xa lạ gì với người dân Việt Nam từ bao đời nay. Nhất là với những ai sống, làm việc và học tập tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc. Cây được ghi nhận mang lại giá trị kinh tế cao khi canh tác. Đặc biệt quả táo mèo chứa nhiều thành phần chất mang đến rất nhiều tác dụng tốt trong y học.

1. Thông tin chung về cây Táo Mèo

Cây táo mèo về cơ  bản được nhiều người biết đến là loài cây đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Có người gọi cây là  “cây chua chát” cũng có người gọi “cây Sơn Trà”. Song xét trên khía cạnh nghiên cứu khoa học cây chính là một loài trong họ Rosaceae với tên đầy đủ “Docynia Indica”.

Cay-tao-meo-loai-cay-dac-trung-vung-Tay-Bac
Cây táo mèo – loài cây đặc trưng vùng Tây Bắc

Loài cây này có đặc tính ưa không khí lạnh, ưa địa hình dốc cao khoảng 800 – 1000m, đất ít chua. Và thực tế hiện nay cây cũng chủ yếu phân bố ở khu vực các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Lai Châu,…

Đặc điểm nhận biết

Cây Táo Mèo thuộc dòng cây ăn quả nên có những đặc điểm nhận biết sau:

  • Táo mèo là một loại cây gỗ bán thường xanh, thường có chiều cao trung bình từ 2 đến 5 mét.
  • Cành nhỏ của cây thường có màu nâu tía và rậm lông, nhưng khi cây già lên, chúng trở nên màu nâu đen và không còn lông.
  • Lá của cây thường là dạng kèm, hình mác, có đỉnh nhọn và thường rụng sớm. Cuống lá dài khoảng từ 0.5 đến 2 centimet, thường có lớp phủ lông tơ. Lá thường nguyên, hiếm khi có răng cưa.
  • Cụm hoa của cây thường có từ 3 đến 5 bông hoa, mỗi bông có đường kính khoảng 2.5 centimet. Đài hoa thường có hình chuông, lá đài hình tam giác và cũng được phủ lông tơ. Cánh hoa thường dài và mảnh, có màu trắng, và một bông hoa thường có khoảng 30 nhị.
  • Quả táo mèo có hình cầu, vỏ màu vàng, và có đường kính khoảng từ 2 đến 3 centimet. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 2 đến tháng 3, và thường cho trái táo mèo vào khoảng tháng 8 đến tháng 9.

2. Tác dụng của Táo Mèo.

Táo mèo theo y học hiện đại được biết đến với những tác dụng quan trọng như hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu đến động mạch vành, giãn mạch và ngăn chặn loạn nhịp tim. Nó cũng giúp giảm lipid máu và làm giảm xơ vữa động mạch, chủ yếu thông qua việc tăng cường bài tiết cholesterol thay vì hấp thu.

Đồng thời, sau khi sử dụng, táo mèo có thể tăng lượng enzym trong dạ dày, cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng tiêu hóa chất béo bằng cách tăng acid béo.

Ngoài ra, nó cũng có tác dụng an thần, cải thiện sự thẩm thấu mao mạch và có thể co tử cung.

Tao-meo-co-y-nghia-trong-linh-vuc-lam-dep
Táo mèo có ý nghĩa trong lĩnh vực làm đẹp
Theo y học cổ truyền, táo mèo có vị chua, ngọt, hơi chát và tính ấm. Nó được sử dụng để kiện vị, tiêu thực và hóa tích.
Trong điều trị theo y học cổ truyền, nó được dùng để chữa các triệu chứng như tích trệ, đau bụng tiêu chảy, sản hậu ứ trệ đau bụng, nước ối không hết và đau tinh hoàn.
Tao-meo-dong-vai-tro-quan-trong-trong-y-hoc
Táo mèo đóng vai trò quan trọng trong y học

>> Xem thêm một số cây ăn quả có tác dụng tương tự

3. Các bài thuốc mà táo mèo mang lại

Các phương pháp chữa bệnh sử dụng táo mèo:

  • Chữa khó tiêu, đầy bụng: Sơn tra 10 g, Trần bì 5 g, Chỉ thực 6 g, Hoàng liên 2 g. Sắc còn 200 ml từ 600 ml nước, chia thành 3 lần uống/ngày. Hoặc sử dụng pha hỗn hợp táo mèo, chỉ xác, củ sả, vỏ vối, gừng tươi và phèn phi, uống 2 lần/ngày, liều lượng thích hợp với từng độ tuổi.
  • Chữa ra mồ hôi trộm: Giã nát 5-10 g hạt táo mèo, ngâm vào 200 ml nước, lọc còn 50 ml uống.
  • Trị hóc xương cá: Sắc sơn tra 15 g với 200 ml nước, ngậm rồi nuốt. Cũng có thể dùng nước nấu sơn tra để trị ghẻ lở và dị ứng.
  • Chữa ghẻ lở: Sử dụng nước sắc sơn tra để tắm rửa.
  • Chữa lipid máu cao: Dùng sơn tra và mạch nha cô chế thành trà, mỗi gói 30 g. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 gói, liều trị liệu là 2 tuần.
  • Đây là các cách áp dụng táo mèo trong việc chữa trị các vấn đề khác nhau, từ tiêu hóa đến điều trị lipid máu cao và các vấn đề da liễu.
Tao-meo-ho-tro-chua-tri-nhieu-benh-ly-hieu-qua
Táo mèo hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả

Nhìn chung tùy vào từng cách sử dụng táo mèo khác nhau mà hiệu quả sẽ riêng biệt. Chỉ cần bạn áp dụng đúng bài thuốc và lượng dùng thì táo mèo sẽ như “thần dược” bảo vệ sức khỏe tốt. Không chỉ sức khỏe của chính bạn mà còn các thành viên gia đình và mọi người xung quanh.

4. Cách trồng và chăm sóc cây Táo Mèo

Lưu ý khi trồng

  • Mùa trồng: Tốt nhất là trồng vào đầu Xuân khi có mưa phùn ẩm đất hoặc vào tháng 6-7 hàng năm khi mùa mưa bắt đầu, đất đã ẩm đủ.
  • Đất trồng: Nên chọn đất có đặc tính như đất rừng, màu nâu xám, tơi xốp, độ dày tầng đất > 50cm và độ pHKCl từ 5,5 – 7. Đất tốt nhất là đất ẩm, không nên trồng táo mèo ở nơi đất khô, trống trọc, hoặc đất xấu. Nó phát triển tốt ở độ cao từ 1.000 – 2.000m và trên địa hình có độ dốc < 30 độ để đạt năng suất cao.
  • Chuẩn bị giống: Chọn cây mẹ từ 5-10 tuổi, khỏe mạnh, không bị bệnh, quả không lệch, thu hái khi quả đã chín, có vỏ màu vàng da cam. Mỗi cây có trung bình 30-40kg quả, 1kg quả chứa 20-40 quả và mỗi quả có 20-30 hạt. Chọn những quả đều, không bị sâu bệnh để lấy hạt giống.
  • Gieo hạt sau khi ngâm trong nước nóng 70 độ C hoặc nước lã trong 2 giờ. Gieo trực tiếp vào hố trồng đã sẵn hoặc gieo trên luống hoặc vào bầu để tạo cây con.
  • Luống gieo cần được làm đất kỹ, bón lót 2-3 kg phân chuồng hoai cho mỗi mét vuông, rãnh giữa luống rộng 0,35-0,4cm.
  • Bầu trồng cây con bằng polyethylen, ruột bầu gồm đất mặt vườn ươm (80%), phân chuồng hoai (8%), supe lân (1%) và dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi (1%).
Trong-tao-meo-can-dung-quy-trinh-ky-thuat-de-cho-qua-lon-ngon
Trồng táo mèo cần đúng quy trình, kỹ thuật để cho quả lớn, ngon

Chăm sóc

  • Tưới nước và làm cỏ xới váng định kỳ để cây con đủ ẩm và không bị lấn át bởi cỏ dại, đặc biệt là trong giai đoạn non, yếu và mọc chậm.
  • Tiêu chuẩn cây con trồng là 5-6 tháng tuổi, cao 25-30cm, đường kính gốc 0,4-0,5cm, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng giâm cành để lấy giống, giúp rút ngắn thời gian cho quả và duy trì đặc điểm tốt nhất của cây mẹ như khả năng chống sâu bệnh và chất lượng quả.
Tao-meo-tuoi-hay-kho-deu-su-dung-tot
Táo mèo tươi hay khô đều sử dụng tốt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc táo mèo

  • Bà con nên chọn thời điểm dâm mát trồng cây con. Trước khi trồng bà con nên tưới nước cho cây giống. Sau khi trồng xong tiến hành tưới nước cho cây ngay và có thể cắm thêm cọc cố định cây non không cho cây bị nghiêng đổ.
  • Do là giống cây ưa ẩm nên cần có chế độ tưới nước đầy đủ cho cây. Căn cứ vào tình hình thời tiết và sức khỏe của cây mà tăng giảm lượng nước tưới cho phù hợp. Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối và tránh tưới vào giữa trưa nắng khiến cây bị sốc nhiệt.
  • Để cây táo mèo sai trĩu quả, đạt năng suất cao bà con cần bón phân một cách hợp lý. Sau khi trồng từ tháng thứ 2 trở đi lúc này rễ bắt đầu bén và cây phát triển khá tốt. Bạn nên bón cho cây định kì phân chuồng hoai mục với khối lượng 30kg và 1kg phân NPK. Đến năm thứ 2 tăng hàm lượng này lên thêm 20%.
Ngam-ruou-tao-meo
Ngâm rượu táo mèo
  • Để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cành với nhau bạn tiến hành tỉa cành định kì cho cây. Khoảng 5 tháng sau khi trồng bạn tiến hành cắt tỉa cành lá đợt đầu tiên. Tỉa những cành vượt và những cành già yếu để lại những cành khỏe mạnh nhất nuôi. Cường độ tỉa thưa mỗi lần 15% là phù hợp.
  • Cây táo mèo có sức sống khá tốt, ít bị sâu bệnh, tuy nhiên 2 loại bệnh mà cây dễ gặp phải nhất là bệnh thối rễ và thiếu dưỡng khoáng. Để điều trị và phòng chống bệnh này, hãy cố gắng dành thời gian kiểm tra cây thường xuyên, phun thuốc bảo vệ thực vật chọn thời điểm đúng nhất. Cây cũng có thể mắc một số bệnh khác như bọ xít ăn quả, sâu cuốn lá, sâu ăn lá … nên cần chú ý để cây khỏe mạnh nhất.
Su-dung-tao-meo-kho-sac-lay-nuoc-uong-chua-day-bung
Sử dụng táo mèo khô sắc lấy nước uống chữa đầy bụng
  • Sau khoảng 10 tháng trồng, cây sẽ ra được thu hoạch đợt đầu tiên. Thông thường, một cây có thể cung cấp 3 lượt thu hoạch trong một mùa. Khi thu hoạch, hãy nhẹ nhàng và tránh làm hỏng quả trong quá trình vận chuyển. Sau mỗi mùa thu hoạch, việc vun xới đất, cắt tỉa cành để tạo thoáng và chăm sóc như bình thường là rất quan trọng để cây phát triển tốt.

Giống Hoa Đẹp vừa bật mí cẩm nang thông tin cần biết về cây táo mèo. Bạn có thể thấy rằng loài cây này hoàn toàn xứng đáng với những lời ngợi ca về giá trị, công dụng. Vì thế chắc chắn khi bạn sử dụng sẽ rất tốt cho sức khỏe. Song bạn chú ý để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì hãy luôn thăm hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng táo mèo nhé.

Xem thêm: Cây Táo Tây – Mang lại nhiều giá trị sức khỏe bất ngờ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *