Cách gieo trồng và tác dụng của Rau Mùi Ta

Rau-mui-gieo-luong-xuong-dat-hoac-trong-hop-thung-xop

Nhắc đến Rau Mùi Ta chắc chắn không phải ai cũng biết. Bởi lẽ, đây là loại rau gia vị vô cùng quen thuộc, được sử dụng làm rau gia vị ăn sống hoặc chế biến trong bữa ăn của người Việt. Cùng tìm hiểu về cách chăm sóc và tác dụng của nó như thế nào đến sức khỏe của con người trong bài viết sau đây nhé.

Thông tin chung Rau Mùi Ta

Cây Rau Mùi Ta có nhiều tên gọi khác nhau như ngò, ngò rí, hồ tuy, ngò suôn, mùi ta… Loại cây này có nguồn gốc bản đại từ Tây Nam Á về phía tây đến tận Châu Phi. Như vậy, đây là loại cây không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác nhau.

Rau mùi là loại cây thân mềm, có lá cây mọc từ gốc với một cuống lá dài hình ống và rỗng bên trong. Lá có màu xanh, hình tròn có các khía, hơi tròn, méo lõm như hình cánh hoa. Vì vậy, lá rau mùi có hình thù rất đẹp.

La-rau-mui-co-la-hinh-rat-dep
Lá rau mùi có lá hình rất đẹp

Cây mùi cao từ 30-50 cm. Hoa của loại câu này màu trắng hoặc hơi hồng. Khi già, quả sẽ giúp nhân giống. Quả hình cầu, nhẵn, dài 2-4mm, gồm 2 nửa như nhau.

Ý nghĩa Rau Mùi Ta

Mùi ta có tác dụng vô cùng lớn trong cuộc sống của con người. Trong mâm cơm mỗi nhà, thông thường sẽ xuất hiện rau mùi cùng các loại rau khác trong bữa ăn. Cùng tìm hiểu xem nó chỉ có ý nghĩa làm thức ăn hay có tác dụng gì khác nữa nhé.

Ý nghĩa trong bữa ăn của con người

Thực tế, rau mùi là rau gia vị, hay ăn kèm cùng các loại rau sống khác như rau húng, rau diếp cá, rau xà lách… Có mùi thơm đặc trưng, nên mùi ta có tác dụng làm cho con người ngon miệng hơn.

Rau-mui-duoc-cho-vao-cac-thuc-an-lam-tang-mui-thom-cho-mon-an
Rau mùi được cho vào các thức ăn làm tăng mùi thơm cho món ăn

Ngoài làm rau sống, mùi ta còn làm gia vị cho các món ăn chín như xào, nấu canh… Thông thường, Rau Mùi Ta thường được vào sau khi thức ăn đã chín, chỉ cần đảo qua cho dậy mùi thơm là có thể nhắc xuống và thưởng thức ngay. Mùi thơm đặc trưng của rau mùi giúp cho các món ăn thơm hơn, ngon hơn và dậy mùi hơn.

Ý nghĩa làm nước hoa

Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi đến mùi ta có thể làm nước hoa. Điều này có vẻ phi lý nhưng thực tế là như vậy. Quả mùi thường được chiết xuất, pha chế làm nước hoa. Hiện nay, con người ưa chuộng những sản phẩm từ thiên nhiên hay có mùi hương từ cây cỏ. Vì vậy mà nhiều nhà chế biến, nghiên cứu đã đưa các thành phần tự nhiên vào sản phẩm, giúp cho sản phẩm có thành phần thiên nhiên và bớt đi những thành phần hóa chất.

Hat-mui-duoc-chiet-xuat-thanh-nuoc-hoa
Hạt mùi được chiết xuất thành nước hoa

Lợi ích của mùi ta trong y học đời sống

Thật sai sót nếu không nhắc đến Rau Mùi Ta với tác dụng vô cùng kì diệu trong y học. Có rất nhiều tác dụng khác nhau từ rau mùi, khiến cho nó trở nên vô cùng nổi tiếng và được xem là một loại thuốc có thể sử dụng được từ rể cho đến lá, hoa và quả. Quả mùi được dùng để chế biến thuốc cả trong đông và tây y.

Rau-mui-co-tac-dung-lam-thuoc-chua-benh
Rau mùi có tác dụng làm thuốc chữa bệnh

Thành phần có trong rau mùi

Trong rau mùi chứa rất nhiều tinh dầu, nằm ở thân và lá (khoảng 1%), quả cũng khoảng 1%, ngoài ra còn có chất có lợi khác như protein 16-18%, 13-20% chất béo, 13% chất không nitơ… Thành phần đa dạng như vậy khiến cho rau mùi có rất nhiều công dụng khác nhau trong y học.

Rau mùi có tác dụng chữa bệnh

Trong tây y, rau mùi có tác dụng làm thuốc kích thích hệ tiêu hóa, làm thuốc dễ tiêu, trung tiện, đặc biệt là quả mùi. Theo đông y, quả mùi có tính ôn, vị cay, có tác dụng phát tán, trừ tà khí, thúc đẩy mọc sởi, long đờm, lợi tiêu hóa, lợi tiểu, thông bụng dưới…

Rau-mui-chua-duoc-rat-nhieu-loai-benh-khac-nhau
Rau mùi chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau

Có thể liệt kê ra một số tác dụng có trong quả mùi như sau:

  • Trị đậu sởi không mọc: Nếu đậu sởi không mọc, sẽ khiến cho quá trình lành bệnh lâu hơn. Vì vậy, quả mùi thường được dùng giúp thúc đẩy nhanh quá trình mọc của đậu, sởi… Bạn có thể lấy 80g quả mùi xoay nhuyễn, cho vào 100ml nước và 100ml rượu. Đun sôi hỗn hợp, đậy kín vung để tránh bay hơi. Sau đó lọc phần bã, lấy nước phun từ đầu xuống chân, tránh phần mặt. Bạn sẽ thấy các nốt đậu, sởi mọc ngay sau khi dùng cách này.
  • Trị sưng viêm: bạn dùng rau mùi đâm nhuyễn bôi vào chỗ sưng sẽ chống viêm nhiễm rất tốt vì trong Rau Mùi Ta có chứa axit linoleic và cineole.
  • Trị hôi miêng: Ngoài việc ăn rau mùi vì là gia vị ngon thì nó còn làm giảm chứng viêm loét ở miệng, tính khử trùng mạnh có trong rau mùi có tác dụng khử mùi hôi miệng, đem lại hơi thở thơm tho hơn.
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt, chữa thiếu máu, chăm sóc mắt, giúp xương chắc khỏe
  • Chữa bệnh rối loạn tiêu hóa: bạn ép lấy tầm 1-2 muỗng nước rau mùi uống, sẽ giúp chữa các bệnh rối loạn như nôn mửa, ăn không tiêu, kiết lỵ hiệu quả.
  • Làm thuốc tăng ham muốn tình dục: người dân Ấn Độ và vùng Địa Trung Hải đã áp dụng và khá thành công, khiến cho nó được lưu truyền như một bí kíp trong dân gian

Cách trồng Rau Mùi Ta

Là một loại rau dễ trồng, nên rau mùi được trồng rất phổ biến. Trước đây, rau mùi phát triển tốt vào mùa đông, từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Nhưng hiện nay, khoa học công nghệ phát triển, nên rau mùi có thể trồng được quanh năm, cung cấp nhu cầu sử dụng của người dân.

Cách gieo trồng

Rau mùi được gieo giống từ hạt. Trước khi gieo, bạn nên chuẩn bị tốt đất và lên luống để đảm bảo cây được sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn nên chọn những mảnh đất có chất dinh dưỡng tốt. Đất mùn là đất phù hợp nhất với sự phát triển của Rau Mùi Ta. Đây là loại rau không ưa ngập úng, vì vậy, bạn cần làm luống và trồng nó ở cao, có chỗ thoát nước tốt.

Rau-mui-gieo-luong-xuong-dat-hoac-trong-hop-thung-xop
Rau mùi gieo luống xuống đất hoặc trong hộp, thùng xốp

Luống rau mùi thông thường rộng 1.2m, tùy chiều dài của mảnh đất và kích thước của mảnh đất bạn đang có để lên luống cho phù hợp nhé. Hiện nay, ở các thành phố lớn, không có ruộng, bạn cũng có thể gieo hạt ở trong các thùng xốp cũng được.

Bạn mua hạt về và tiến hành gieo, hoặc lấy giống từ mùa vụ trước. Trước khi tiến hành gieo, bạn nên ngâm khoảng 12-14 giờ trước, sau đó vớt ra và bỏ vào một chiếc khăn (nên là khăn xô) để ráo nước. Sau đó, bạn gieo đều hạt lên luống đất có sẵn đã chuẩn bị trước đó.

Sau khi gieo xong, bạn phủ lên trên một lớp rạ hoặc một lớp trấu để giữ ẩm cho đất. Bạn cũng có thể phủ nilon để giữ nước tốt hơn. Vì ưa ẩm nếu trời quá hanh khô thì bạn nên thỉnh thoảng tưới nước cho đất để hạt có điều kiện mọc tốt hơn. Chú ý chỉ tưới ẩm chứ không tưới đẫm nước nhé.

Sau-1-tuan-rau-mui-ta-phat-trien-thanh-cay-non
Sau 1 tuần, Rau Mùi Ta phát triển thành cây non

Sau 3-5 ngày, hạt mùi sẽ mọc thành cây, 1 tuần sau có lá thật. Bạn có thể phun phân để cây mọc nhanh và phát triển mạnh mẽ hơn. Sau 1 tháng, bạn có thể thu hoạch mùi và sử dụng. Trong quá trình chăm sóc, bạn nên phòng bệnh tốt cho cây mùi và tỉa bớt những chỗ mọc dày để các cây còn lại phát triển bụ bẫm hơn.

Một số thông tin khác về Rau Mùi Ta

Trong quá trình chăm sóc, bạn chú ý không tưới đạm bởi lá cây rất mẫn cảm với đạm. Vì vậy, nên ưu tiên các loại phân bón hữu cơ để tưới cho cây.

Nhung-luu-y-khi-su-dung-rau-mui
Những lưu ý khi sử dụng rau mùi

Mùi có rất nhiều công dụng, tuy nhiên cũng có một số bệnh không nên ăn Rau Mùi Ta, ví dụ như:

  • Bệnh dạ dày: mỗi tuần, những người bị bệnh này sử dụng quá 200ml nước ép rau mùi sẽ gây ra đau bụng, nôn mửa hay di chuyển không vững.
  • Người dễ bị dị ứng: tinh dầu có trong mùi có thể gây kích thích da, vì vậy dễ bị dị ứng thì nên tránh xa nhé.
  • Phụ nữ mang bầu cũng không nên sử dụng nhiều vì có tác dụng tăng ham muốn tình dục, vì vậy, cần ăn hạn chế để không ảnh hưởng đến thai nhi nhé.

Như vậy, không chỉ là rau gia vị, Rau Mùi Ta còn có tác dụng tuyệt vời trong y học, giúp chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau. Việc chăm sóc và gieo trồng dễ dàng khiến cho rau mùi trở nên phổ biến và được dùng thường xuyên trong bữa ăn của từng gia đình và kể cả trong các vị thuốc phòng và chữa bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng hoa hồng leo pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *